Ngân hàng Việt Nam vào tầm ngắm của tội phạm thẻ Trung Quốc

Cơ quan chức năng cho biết tội phạm nước ngoài mà phần lớn đến từ Trung Quốc đang tăng cường tấn công các nhà phát hành thẻ Việt Nam.

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) vừa triệt phá nhóm người Trung Quốc câu kết với người Việt Nam dùng thẻ tín dụng giả để rút hàng tỷ đồng của các ngân hàng lớn. Nghi can người Trung Quốc này lập 4 công ty làm bình phong để ký với các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Sau đó, các đối tượng dùng thẻ tín dụng giả với những thông tin ăn cắp được để quẹt trên những máy POS này và rút tiền.
Trao đổi với VnExpress, đại diện Hội Thẻ Việt Nam cho biết, quy mô ảnh hưởng của vụ này không quá lớn nhưng đây là trường hợp điển hình trong số rất nhiều vụ án về làm giả thẻ tín dụng ở Việt Nam. "Vài năm trước đây các tội phạm Maylaysia nhiều, nhưng gần đây phần lớn là các đối tượng người Trung Quốc", ông cho biết.
the-1634-1404781746.jpg
Tang vật thu giữ trong vụ án một người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả rút tiền tỷ ở ngân hàng Việt Nam.
Một nguồn tin từ PC50 cũng chia sẻ, tội phạm trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại Việt Nam gần đây phần lớn là người Trung Quốc và ngày càng gia tăng. "Hacker của Trung Quốc chưa tinh vi như ở các nước phương Tây, nhưng tại Việt Nam, đối tượng này khá nhiều. Kể cả trước đây, các nghi can người Malaysia bị bắt giữ thì phần lớn vẫn có một đường dây Trung Quốc đứng sau", nguồn tin cho biết.
Nạn ăn cắp, làm giả thẻ tín dụng bắt đầu xuất hiện trên thế giới cách đây hơn chục năm. Nhưng tại Việt Nam, theo các chuyên gia về an ninh thẻ, tội phạm trong lĩnh vực này bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2005 và với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Trong số đó, các đối tượng lừa đảo chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Lý giải về việc tội phạm Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, một cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống tội phạm công nghệ cao ở Hà Nội nói, một phần do Trung Quốc quy tụ khá nhiều đường dây tội phạm về công nghệ thông tin, trong đó có thẻ tín dụng. Hơn nữa, Trung Quốc khá gần với Việt Nam, tội phạm có thể dễ dàng tuồn sang những thiết bị in ấn, làm giả.
Một nguyên nhân quan trọng hơn, theo vị cán bộ này là thị trường thẻ tại Việt Nam còn sơ khai và công nghệ thẻ từ mà các nhà băng đang áp dụng còn nhiều sơ hở. Cách đây 5-7 năm, tội phạm tập trung ở các thị trường như Malaysia, Indonesia... nhưng khi các nước này chuyển đổi sang công nghệ thẻ chip, các đối tượng dịch chuyển dần sang Thái Lan và nay là Việt Nam.
Lãnh đạo một nhà băng hàng đầu về thẻ cũng thừa nhận công nghệ thẻ từ là một phần lý do khiến các đối tượng nhòm ngó. "Tuy nhiên, chi phí để sử dụng công nghệ thẻ chip khá lớn nên hầu hết các ngân hàng chưa thể áp dụng", vị đại diện giải thích. Câu chuyện chuyển đổi thẻ từ sang chip bắt đầu được các ngân hàng đề cập từ cuối 2005, nhưng đến nay chưa nhiều ngân hàng chuyển đổi hoàn toàn.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, thời điểm cuối năm 2013, đầu năm 2014, nhà băng cũng gặp một số vụ tương tự. Thủ đoạn chính của các đối tượng này chủ yếu là đánh cắp thông tin ở đâu đó rồi làm giả thẻ tín dụng để vào Việt Nam rút tiền bằng ATM hoặc cà thẻ qua POS, trong đó rút tiền qua thẻ ATM chiếm tỷ lệ lớn. "Hiện nay tình hình tội phạm dạng này tại BIDV có chiều hướng giảm lại do ngân hàng có nhiều biện pháp phòng chống", bà nói. Bà cho biết thêm, để phòng ngừa rủi ro, BIDV đã chuyển toàn bộ thẻ sang công nghệ chip.
credit-card-afp500x300-4510-1404796020.j
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ mua bán trực tuyến tại những website uy tín để tránh bị mất cắp thông tin thẻ. Ảnh: AFP
"Trước Tết, khi phát hiện ra một số trường hợp khả nghi tại máy ATM, nhân viên ngân hàng cùng bảo vệ ra tận nơi bắt giữ, giao công an xử lý", bà thông tin. Theo vị này, khi xuất hiện các giao dịch rút tiền liên tục từ ngân hàng này qua ngân hàng khác sẽ là dấu hiệu để ngân hàng nghi ngờ và tiến hành kiểm tra.
Lãnh đạo BIDV cũng cho rằng, trong 4 bên tham gia thanh toán thẻ (chủ thẻ, nơi bán hàng, ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ),chủ thẻ dễ sơ hở nhất và cũng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, đánh cắp thông tin và làm giả thẻ nhằm chiếm đoạt tiền. "Do đó, khách hàng luôn luôn nhớ một điều là phải bảo vệ chiếc thẻ của mình như đang bảo vệ tiền mặt, tránh cho mượn, vứt lung tung...", một chuyên gia khuyến nghị.
Đại diện Vietcombank cho hay lấy được phôi làm giả thẻ tín dụng là việc không quá khó khăn với các đối tượng xấu. Tuy nhiên, theo ông, quan trọng nhất là làm sao dữ liệu trên thẻ đó khớp với các dữ liệu của một khách hàng cụ thể tại nhà băng. "Do đó, một trong những nguyên nhân chính vẫn là khách hàng đã thiếu cẩn trọng, để lộ thông tin cá nhân nên bị lợi dụng", ông nói.
Đạo đức và nghiệp vụ nhân viên ngân hàng cũng là một rủi ro và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, trên quy mô lớn. Thực tế đã có một số vụ việc nhân viên ngân hàng nghỉ việc, làm lộ thông tin một loạt khách hàng và bị tội phạm thẻ trục lợi, trộm cắp tiền của khách.
Để ngăn chặn hiệu quả tội phạm thẻ, các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo, khi khách hàng sử dụng thẻ, trước hết tại quầy giao dịch ATM, khi rút tiền cần phải chú ý và quan sát thật kỹ, xem tại khe đặt thẻ có vật cản gì không. Nếu có máy quay nào bất thường, ngay lập tức cần báo cho ngân hàng... và đặc biệt phải lấy tay che chắn khi bấm mã số cá nhân (PIN).
* Cướp sim trộm tiền trong thẻ ngân hàng
Riêng với trường hợp thanh toán thông qua quẹt thẻ ở máy POS cũng cần phải theo sát chiếc thẻ của mình nhằm hạn chế tối đa tình trạng ăn cắp thông tin. Ngoài ra, nếu mua bán trực tuyến, chỉ giao dịch với các trang thanh toán uy tín hoặc có liên kết với ngân hàng. 
Để quy trách nhiệm trong mỗi trường hợp, các ngân hàng cho biết họ sẽ xét trên từng khía cạnh cụ thể nếu đối tượng xấu sử dụng thẻ giả rút tiền. Về phía chủ thẻ, nếu chứng minh được mình ngoại phạm thì không chịu trách nhiệm. Sau đó xét đến nơi bán hàng và ngân hàng thanh toán. Nếu tất cả đều làm đúng quy trình thì ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm về số tiền thiệt hại.
Theo: Vnexpress

QUẢNG CÁO:


Vigrx Plus: Thuốc điều trị yếu sinh lý, giúp tăng kích thước dương vật, tăng hiệu năng tình dục cho nam giới.
Âm đạo giả: Đồ chơi người lớn dạng đèn pin dành cho nam giới tự sướng, với 7 chế độ rung mang lại cảm giác như thật cho người sử dụng.
Sagami Xtreme Super thin: Bao cao su siêu mỏng, truyền nhiệt nhanh cho cảm giác chân thật nhất.
Stud 100: Thuốc xịt trị xuất tinh sớm hiệu quả, giúp nam giới tự tin hơn về bản thân mình.

"Trong 3 nước Nhật-Việt-Philippines, TQ sẽ chọn Việt Nam khai chiến"?!

Bắc Kinh đã không còn "nói suông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông

Ông Tập Cận Bình quan sát một cuộc tập trận.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 6/7 tiếp tục đưa ra những bình luận hiếu chiến, cổ súy Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông mà mũi nhọn nhằm vào Việt Nam. Tờ báo này cho rằng từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã xác định khả năng chiến tranh trên biển và tích cực chuẩn bị.
Tờ báo người Hoa hải ngoại nhưng có luận điệu hiếu chiến không khác gì Thời báo Hoàn Cầu ở Trung Quốc cho rằng, Philippines, Việt Nam và Nhật Bản sẽ là mục tiêu tiềm tàng cho việc lấy chiến tranh làm bài học. Và với mục tiêu ra tay là thắng, Bắc Kinh phải uy hiếp chiến lược ngay từ đầu, trong 3 nước này, Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam là đối tượng để ra tay đầu tiên?

Đa Chiều cho rằng chính những cuộc chiến tranh này đã giúp Bắc Kinh giành được không gian phát triển và tạo ra môi trường xung quanh ổn định?! Những cuộc chiến tranh (Trung Quốc gây ra với láng giềng) thời Mao - Đặng "không ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc mà tạo môi trường cho phát triển. Trung Quốc hiện tại có lẽ cũng cần một cuộc chiến tranh để hóa giải mối lo từ bên ngoài". Phải chăng tờ Đa Chiều đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc chiến mới?Bằng ngôn ngữ hiếu chiến và ngông cuồng, Đa Chiều cho rằng từ khi thành lập nước đến nay Trung Quốc chưa từng sợ đối thủ nào. Mao Trạch Đông "giúp Triều Tiên chống Mỹ" năm 1950-1953, đến những năm 1960 tấn công biên giới Liên Xô. Nhờ 2 cuộc chiến "uy hiếp 2 siêu cường hàng đầu thế giới", năm 1962 Trung Quốc tiếp tục gây chiến với Ấn Độ và các năm 1974, 1979, 1988 đã 3 lần cất quân xâm lược Việt Nam. 
Chứng minh cho nhận định này, Đa Chiều lập luận, trong cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981 trên Biển Đông (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và có nhiều hành động khiêu khích - PV), quân đội Trung Quốc đã công khai điều máy bay, tàu chiến hiện diện (bất hợp pháp) ở gần giàn khoan cho thấy Bắc Kinh đã không còn "nói suông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông.
Chiến hạm Mỹ tại Biển Đông, theo Đa Chiều cũng chưa chắc ngăn nổi Trung Quốc tiếp tục bành trướng.
Tuy nhiên theo Đa Chiều, Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhận thức chung trong việc đối phó với (các hành vi khiêu khích, gây hấn, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của) Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực giàn khoan 981.
Theo đó bằng chứng mà Đa Chiều đưa ra là việc trong 2 ngày 30/6 và 2/7 đã có ít nhất 3 chiếc máy bay trinh sát của Mỹ bay qua đầu giàn khoan 981, khoảng cách thấp nhất chỉ khoảng 200 mét.
Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng lực lượng quân sự tiến sát giàn khoan Trung Quốc, can dự "đối đầu Trung - Việt" ở Biển Đông kể từ khi nổ ra khủng hoảng giàn khoan 981. Hồi tháng 5 Mỹ cũng phái máy bay ra khu vực bãi Cỏ Mây ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hỗ trợ 1 tàu công vụ Philippines trong lúc vượt vòng vây tàu Trung Quốc.
Đa Chiều bình luận, lâu nay trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc vẫn "chia để trị" Việt Nam và Philippines. Lúc căng thẳng với Philippines thì Bắc Kinh sử dụng thủ đoạn hòa hoãn với Việt Nam thông qua "nhượng lợi về kinh tế, hữu hảo về chính trị". Trước đó Bắc Kinh đã tìm cách thông qua Việt Nam để thuyết phục Philippines từ bỏ vụ kiện đường lưỡi bò nhưng bất thành. Ngược lại, kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981, Việt Nam cảnh báo đang xem xét các biện pháp pháp lý (khởi kiện Trung Quốc).Tờ báo này cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam và Mỹ không có một hiệp ước đồng minh hay đảm bảo an ninh như với Philippines hoặc Nhật Bản nên dư luận (Trung Quốc) phổ biến đoán rằng Mỹ sẽ không sử dụng lực lượng quân sự để cảnh báo, đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Đến nay có thể thấy khả năng va chạm, đối đầu Mỹ - Trung ở Biển Đông không phải không có. Mặc dù Mỹ tuyên bố công khai sẽ bảo vệ Senkaku, nhưng chưa từng phái lực lượng quân sự tới đây trợ giúp Nhật Bản mà lại làm điều này ở Biển Đông.
Tờ Đa Chiều cho rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, những nhận thức chung đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6/2013 bao gồm đồng ý lập đường dây nóng về vấn đề Biển Đông, hay chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thực tế chỉ là chiêu bài hòa hoãn tạm thời của Trung Quốc mà tờ báo này gọi là "xem mạch bốc thuốc" mà thôi, hoàn toàn không có thành ý.
Theo: Báo Mới


QUẢNG CÁO:

Sagami Xtreme Cobra: Bao cao su cao cấp đặc biệt có hình dáng giống hình con rắn hổ mang, siêu mỏng, truyền nhiệt nhanh.
Gel bôi trơn Durex Pleasure: Gel bôi trơn the mát từ nha đam, giúp tăng độ ẩm cho âm đạo phụ nữ giúp quan hệ dễ dàng hơn.
Vigrx Plus: Thuốc điều trị sinh lý yếu cho nam giới, giúp tăng kích cỡ dương vật, điều trị xuất tinh sớm hiệu quả.
Trứng rung tình yêu Inox: Dụng cụ tự sướng cho nữ giới - hoặc dùng để kích thích điểm G, các điểm nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ.

Sự “ngoa ngôn” của báo chí và quan chức Trung Quốc

Trang mạng “Tiền Thiêm” (Tầm nhìn, qianzhan.com) Trung Quốc ngày 5/7 có bài viết tiếp tục luận điệu xuyên tạc, vu cáo thường thấy của truyền thông Trung Quốc, cho rằng Philippines và Việt Nam trước sau “gây phiền phức” cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Bài báo này đã dùng nhiều từ ngữ kiểu “đầu đường xó chợ” như “cướp, giở mọi thủ đoạn, gây sự cố, quấy rối cường độ mạnh, ý đồ nham hiểm, để ngoài tai, ngày càng táo tợn” để vu vạ Việt Nam.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.
Bài báo cho rằng, “Việt Nam như người chạy tiếp sức với Philippines để “gây hấn” với Trung Quốc, Việt Nam “đi con đường cũ” của Philippines, nhưng Việt Nam “cứng” hơn Philippines, quyết tâm “đối đầu” cũng kiên quyết hơn. Bài báo vu vạ nực cười rằng, “trong quá trình đối phó với Việt Nam, Trung Quốc đã khó thoát được hoàn cảnh khó xử “nước lớn bị nước nhỏ bắt cóc”, rằng bất cứ Trung Quốc làm gì ở Biển Đông hay Việt Nam chủ động “khiêu khích, gây sự”, dư luận quốc tế đều đứng về phía Việt Nam.
Bài báo thừa nhận một lý do để Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, rằng “nếu Trung Quốc không cứng rắn trong vấn đề chủ quyền”, thì sẽ không thể làm dịu thái độ bất mãn ở trong nước. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tiến hành “khẩu chiến”, “vòi rồng chiến” chỉ có thể là “kế tạm thời thích nghi”.
Bài báo gắp lửa bỏ tay người cho rằng, giữa Trung-Việt có thể bùng phát chiến tranh quy mô lớn thực sự ở Biển Đông bất cứ lúc nào. Cuộc chiến giữa Trung-Việt ở Biển Đông có thực sự phải dùng vũ lực hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Việt Nam. Trung Quốc tuy “quyết tâm, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng Trung Quốc sẽ không nổ phát súng đầu tiên”. Bài báo cho rằng, nếu Việt Nam dám nổ phát súng đầu tiên thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ lại nổ ra chiến tranh trên biển. Đây thực sự là một ý đồ thâm hiểm vì bài báo đẩy quả bóng về phía Việt Nam, cho rằng cuộc chiến nếu có nổ ra hay không là do Việt Nam.
Bài viết “China’s “new” language of diplomacy” đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao, báo chí Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Bài báo của Asia Sentinel viết: Một tính cách đặc trưng đáng chú ý của giới quan chức Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế là họ hay dùng ngôn ngữ khiếm nhã, thậm chí lỗ mãng một cách bất bình thường. Đây là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không giúp được cho Trung Quốc trong nỗ lực được công nhận là một thành viên văn minh của cộng đồng ngoại giao quốc tế.
Những cử chỉ lễ phép, những ngôn từ tôn trọng người khác dường như biến mất trong các bài diễn văn của các quan chức Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế. Đối với Việt Nam, những ngôn từ được các quan chức Trung Quốc đưa ra rất kẻ cả, bề trên và hỗn xược. Mới đây thôi, sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Dương Khiết Trì – Ủy viên Quốc vụ viện với thâm niên lâu năm làm chính sách đối ngoại, đã tuyên bố với báo chí rằng mục tiêu của ông ta đến Việt Nam “đơn giản chỉ là trách mắng đồng nhiệm người Việt Nam”.
Một bộ phận không nhỏ báo chí Trung Quốc cũng vào hùa với các quan chức sử dụng ngôn từ khó nghe khi đề cập vấn đề Hoàng Sa. Cụm từ phản ứng phổ biến nhất là “Sự cố/phát biểu này đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm xúc của người dân Trung Quốc và hủy hoại mối quan hệ song phương cơ bản”.
Fang Kecheng, một blogger người TQ và là thạc sĩ báo chí trường Đại học Bắc Kinh, từng đếm được ít nhất là 140 lần phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu một cách chính thức rằng người Trung Quốc “đang cảm thấy bị tổn thương” bởi ít nhất 42 quốc gia, kể cả những quốc gia rất khó hiểu như Iceland và Guatemala.
Victor Mair, một nhà ngôn ngữ học viết trên The Language Log tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đã quyết định kiểm tra xem các quan chức Trung Quốc thường xuyên dùng cụm từ “làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc” như thế nào trên Google. Theo Mair, các quan chức Trung Quốc đã nêu lên rằng nước này bị tổn thương tổng cộng 17.000 lần cho đến năm 2011. Các quốc gia làm tổn thương Trung Quốc đứng đầu là Nhật với 178 lần, kế đến là Mỹ với 5 lần.
Miệng nói thường xuyên “bị tổn thương”, nhưng ngược lại, Trung Quốc đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn đối với hàng loạt quốc gia xung quanh, trong đó có Việt Nam, và cụm từ “bị tổn thương” hoàn toàn không hề có trong các bài phát biểu.
Cách hành xử khiếm nhã của các quan chức Trung Quốc ngày nay đang gia tăng và trở nên thông dụng trên các diễn đàn chính trị và ngoại giao thế giới. Mới tháng trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cả thế giới chứng kiến màn phát ngôn thiếu nhân cách phát ra từ miệng của một vị tướng Trung Quốc để đáp trả lời bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Thực tế, ngôn từ bất lịch sự trong ngoại giao của Trung Quốc cũng không có gì mới. Nhiều tài liệu cho thấy từ thế kỷ thứ 15, các hoàng đế Trung Hoa đã sử dụng loại ngôn ngữ xấc xược như một công cụ để đe dọa các nước láng giềng. Một trong những cụm từ các hoàng đế Trung Hoa thích dùng là “Trung Quốc là một nước lớn” và cụm từ này đến nay vẫn đang được ưa thích.
Theo: Nguyễn Tấn Dũng

QUẢNG CÁO:


Vigrx Plus: Thuốc điều trị sinh lý yếu cho nam giới, giúp tăng kích cỡ dương vật, điều trị xuất tinh sớm hiệu quả.
* Bao cao su SuperMen: Bao cao su kéo dài thời gian cho nam giới, có các gai nhỏ quanh thân bao giúp kích thích nữ giới, làm tăng khoái cảm cho nữ giới.
Máy Massage Trojan: Đồ chơi người lớn cao cấp xoay 360 độ dành cho nữ giới - máy massage tạo cảm giác thoải mái, hoan lạc cho phụ nữ.
Trứng rung tình yêu Inox: Dụng cụ tự sướng cho nữ giới - hoặc dùng để kích thích điểm G, các điểm nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ.

BBC: Chính phủ Việt Nam: Phi công đã dũng cảm tránh gây thương vong cho dân

Chính phủ Việt Nam nói phi công đã “dũng cảm” điều khiến máy bay tránh gây thương vong cho người dân trong vụ tai nạn chết nhiều quân nhân.

Thông cáo của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn nói trong vụ trực thăng quân đội Mi-171 rơi tại khu vực Hòa Lạc, Hà Nội, phi công đã “dũng cảm cố gắng điều khiển máy bay ra khu đất trống để tránh thương vong vào khu dân cư”.
Trực thăng Mi-171 cũng được dùng để tìm kiếm cứu nạn
Phi công cùng nhiều người đã tử nạn khi máy bay bốc cháy.
16 người chết tại chỗ, còn 5 người khác được đưa vào viện trong tình trạng bị thương nặng.
Đến cuối ngày 7/7, báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong nói 1 người trong số năm người đưa vào viện đã không qua khỏi.
Theo thông báo của Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) được trích dẫn trên VnExpress, máy bay bị cháy động cơ và rơi. Cơ quan chức năng đang phân tích hộp đen máy bay để tìm rõ nguyên nhân.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam xác nhận với BBC rằng chiếc trực thăng gặp tai nạn vì “trục trặc kỹ thuật hàng không” nhưng còn phải điều tra mới biết được nguyên nhân cụ thể.
Chiếc trực thăng đang thực hiện chuyến bay huấn luyện nhảy dù với 21 người bên trên, trong đó có tổ lái ba người, thì gặp tai nạn lúc 7:45 phút sáng. Vị trí máy bay rơi nằm tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Theo Trung tướng Tuấn, chiếc máy bay đã “nghiêng và lách, sau đó rơi xuống, sau đó mới cháy chứ không bị nổ trên không”.
Ông nói dường như tổ bay đã cố gắng để chiếc trực thăng không rơi xuống nhà dân trong khu vực dân cư đông người, và do vậy không có thiệt hại cho dân thường.
“Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi bây giờ là cấp cứu, cứu chữa cho những người bị thương.”
Ông Võ Văn Tuấn cũng loại trừ khả năng “có phá hoại” trên chuyến bay của chiếc trực thăng mang số hiệu 01.
Mất liên lạc
Chiếc trực thăng Mi-171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc cách nơi xảy ra tai nạn chừng 3km vào lúc 7:30 sáng thứ Hai 7/7.
Tin cho hay đến 7:46 thì máy bay này mất liên lạc.
Trên khoang ngoài ba phi công có hai giảng viên, số còn lại là chiến sỹ tham gia huấn luyện nhảy dù.
Quân đội đã điều lực lượng tới hiện trường để cứu nạn. Số người bị thương được chuyển tới bệnh viện quân y 105.
Trực thăng Mi-171 là một biến thể của trực thăng Mi-17 do Liên Xô cũ chế tạo. Đây là loại máy bay trực thăng vận tải hai động cơ cỡ trung bình, có thể lắp thêm vũ khí vào để trở thành trực thăng vũ trang hạng nặng.
Trực thăng này cũng đang được quân đội Việt Nam sử dụng để tìm kiếm cứu nạn, và Trung tướng Võ Văn Tuấn bác bỏ rằng chiếc máy bay vừa rơi gặp tai nạn vì quá cũ.
Cách đây bốn năm, một vụ tai nạn xảy ra cùng đúng ngày 7/7 làm một chiến đấu cơ Mic-21 của không quân Việt Nam đâm xuống ruộng nhưng phi công thoát nạn.
Năm 2008, một vụ rơi máy bay An-26 xảy ra tại ngoại thành Hà Nội làm năm người tử nạn. Năm 2009 xảy ra hai vụ tai nạn máy bay quân sự làm ba phi công thiệt mạng.
Theo: Nguyễn Tấn Dũng

QUẢNG CÁO:


Gel Durex Utopia: Gel bôi chơn giúp tăng khoái cảm, giúp bạn đạt cực khoái dễ dàng hơn - yếu tố mang lại sự tự tin về bản thân phụ nữ.
Vigrx Plus: Thuốc điều trị sinh lý yếu cho nam giới, giúp tăng kích cỡ dương vật, điều trị xuất tinh sớm hiệu quả.
Âm đạo giả: Đồ chơi người lớn dành cho nam giới, là 1 dụng cụ tự sướng thay thế bạn gái tuyệt vời dành cho những quý ông thường xuyên phỉa đi công tác xa nhà.
Dương vật giả Cupid: Đồ chơi người lớn giúp nữ giới tự sướng - hoặc dùng để kích thích điểm G, các điểm nhạy cảm trên cư thể, làm ngắn thời gian khởi động.

Viettel bất ngờ đề xuất giảm cước di động

Mặc dù tính toán có thể khiến doanh thu mỗi năm giảm khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng phía Viettel vẫn đưa ra đề xuất đặt một mức giá chung cho cước thoại nội ngoại mạng.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng nay, ông Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), bất ngờ đưa ra đề xuất giảm giá cước thoại. Vị này kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng chung một đơn giá cước thoại nội và ngoại mạng.
"Theo tính toán thì Viettel có thể sẽ mất khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu khi áp dụng mức giá chung này, nhưng điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Thực chất, việc thống nhất này cũng chính là giảm giá cước thoại", ông Hoàng Sơn cho hay.
Cước di động đã đứng yên trong 5 năm gần đây.  Ảnh: Hoàng Hà.
Cước di động đã đứng yên trong 5 năm gần đây. Ảnh: Hoàng Hà.
Nguyên nhân để Viettel đưa ra kiến nghị này là nhằm kích thích tiêu dùng trong điều kiện kinh tế khó khăn, đồng thời để thuê bao sẽ không cần phải đắn đo nên gọi điện bằng mạng nào khi mức giá này đã được thống nhất. Ngoài ra, áp lực của sự phát triển OTT cũng khiến nhà mạng này cho rằng, nên giảm giá cước thoại và cước tin nhắn, trong điều kiện người dùng có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông truyền thống này qua một kênh miễn phí mà nhà mạng không thể kiểm soát được. 
Lãnh đạo Viettel cũng đề nghị giữ nguyên mức cước data như hiện nay. Theo thống kê của Viettel, lượng thuê bao dùng data trong 6 tháng đầu năm tăng nhanh, khoảng 7 triệu người dùng, trong đó có 4,5 triệu thuê bao 3G.
Cước di động tại Việt Nam đã giữ nguyên trong 5 năm gần đây và chưa có điều chỉnh.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, nếu Viettel có thể chứng minh được mức giá thoại chung mà nhà mạng này đưa ra là cao hơn giá thành thì có thể đưa đề xuất lên bộ xem xét. Cũng theo lãnh đạo bộ này, việc giảm giá cước thoại sẽ không khiến hệ thống mạng cố định biến mất (do giá cước cố định đã giảm rất sâu), mà vẫn sẽ có chỗ đứng nhất định trong thị trường.
Theo: Dân Trí

QUẢNG CÁO:


*  Máy Massage 2 trứng: Máy tự sướng cho nữ giới, giúp nam giới kích thích các điểm nhạy cảm của nữ giới, cho cuộc yêu thêm nồng nàn.
* Bao cao su Durex Perfoma: Bao cao su mỏng, có sẵn chất kéo dài thời gian quan hệ trong bao giúp thỏa mãn nhu cầu của cả hai, giúp cả hai đạt cực khoái cùng lúc.
Thuốc VP RX: Thuốc tăng cường sinh lý, kích cỡ dương vật, trị xuất tinh sớm giúp kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới hiệu quả.
Stud 100: Thuốc xịt trị xuất tinh sớm cho nam giới - giải pháp hiệu quả dành cho những quý ông lấy được sự hài lòng của bạn tình.

Người Việt tại Hồng Kông lần thứ 4 biểu tình phản đối Trung Quốc

Những người Việt sinh sống tại Hồng Kông ngày 6/7 đã lần thứ 4 xuống đường để phản đối các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Người Việt tại Hồng Kông lần thứ 4 biểu tình phản đối Trung Quốc
Các phụ nữ Việt mặc áo dài, đội nón lá và giương cờ trong cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông ngày 7/7.
 
Khoảng 40 người biểu tình mặc trang phục quân đội và áo dài đã tuần hành từ trụ sở chính quyền Hồng Kông tại Tamar thuộc quận Admiralty tới Tòa nhà tài nguyên Trung Quốc tại quận Wan Chai.
Đám đông cầm quốc kỳ Việt Nam, chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các biểu ngữ in những khẩu hiệu như “Trung Quốc, hãy chấm dứt đe dọa cảnh sát biển Việt Nam”, và “Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Họ cũng hát vang quốc ca Việt Nam và các bài hát yêu nước qua loa phóng thanh cầm tay.
“Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”, Annie Mo Pak-fung, một người Việt sống tại Hồng Kông đã lâu và là người tổ chức cuộc tuần hành, cho biết.
“Chính phủ Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng và khiêu khích. Tất cả những gì chúng tôi muốn là hòa bình trong vùng lãnh hãi của chúng tôi’, Mo nói thêm.
Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế.
Cuộc tuần hành hôm qua là cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lần thứ 4 do những người Việt tại Hồng Kông tổ chức. Cuộc tuần hành đầu tiên diễn ra hồi tháng 5, sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981.
Theo: Dân Trí

QUẢNG CÁO:


Virgx For Men: Thuốc cường dương, tăng cường sinh lý cho nam giới, có tác dụng nhanh sau khi uống.
Gel Ky Warming: Gel bôi trơn làm tăng độ ẩm tự nhiên cho âm đạo, ấm áp, tạo hưng phấn cho phụ nữ.
 * Bao cao su Cá Ngựa: Loại bao cao su có lượng nhỏ chất kéo dài thời gian quan hệ trong bao, chống tình trạng xuất tinh sớm ở nam giới.
Âm đạo giả: Đồ chơi người lớn dạng đèn pin dành cho nam giới tự sướng, với 7 chế độ rung mang lại cảm giác như thật cho người sử dụng.

Báo Nhật: Nếu xảy ra cuộc chiến trên Biển Đông…Trung Quốc sẽ là nước thiệt hại nhất

Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 03/07/2014 đăng tải bài viết có tiêu đề “Biển Đông phát sinh xung đột vũ trang, Trung Quốc sẽ là nước thiệt hại kinh tế nặng nề nhất” cho biết, do mâu thuẫn phát sinh ngoài khơi Biển Đông, Trung Quốc và các nước ven bờ đã xảy ra va chạm, tàu Trung Quốc không ngừng tiến hành đâm va và phun vòi rồng áp suất cao vào tàu Việt Nam, nếu sự việc không chấm dứt nhiều khả năng sẽ phát sinh xung đột vũ trang quy mô nhỏ.


Theo đó, Tập đoàn tài chính nghiên cứu chính sách hải dương Nhật Bản mới đây căn cứ theo giả thiết về một tình huống nguy hiểm như vậy, sau khi các chuyên gia tiến hành thảo luận về vấn đề phòng thủ chuỗi đảo thứ nhất, đưa ra báo cáo về “thiệt hại kinh tế bị ảnh hưởng trước mối đe dọa ngoài khơi Biển Đông”. Báo cáo này cho biết, một khi nền kinh tế thế giới trở nên hỗn loạn thì Trung Quốc sẽ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất.
Báo cáo cho biết, nếu Biển Đông phát sinh xung đột, nhóm tàu sân bay của Mỹ sẽ được triển khai gần “chuỗi đảo thứ nhất” tại quần đảo phía tây nam Nhật Bản và quần đảo Philippines.
Trung Quốc sẽ thiết lập “khu vực biển từ chối” trong chuỗi đảo, hạn chế việc vận chuyển của tàu các nước đi qua khu vực này. Đồng thời, tàu và máy bay quân sự Trung Quốc sẽ tiến vào Biển Đông, lập một khu vực biển “chống tiếp cận” nằm giữa chỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai – khu vực này sẽ trở thành chiến trường chủ yếu khi phát sinh xung đột giữa Mỹ – Trung Quốc.
Khi đó tàu chở dầu của Nhật Bản từ Vịnh Ba Tư về sẽ buộc qua phải vượt qua Tây Thái Bình Dương, mà tàu chở dầu của Trung Quốc lại đi qua Biển Đông dưới sự hộ tống của tàu chiến Trung Quốc.
Hai chuỗi đảo chiến lược của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc trở thành cường quốc hàng hải
Trong bối cảnh như vậy, Mỹ sẽ triển khai chiến lược “kiểm soát ngoài khơi”.
Ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất, khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc giảm rõ rệt. Mỹ có thể tuyên bố một khu vực nào đó là vùng cấm hàng hải, tàu thuyền của khu vực này sẽ bị bắt giữ hoặc bắn chìm. Sau đó tàu ngầm tấn công và không quân của các đồng minh sẽ cảnh báo ngăn chặn tàu chở dầu và tàu chở hàng hóa cỡ lớn của Trung Quốc không được phép đi qua.
Do tất cả các bến cảng của Trung Quốc đều được đặt tại Hoa Đông và Biển Đông, do đó không thể sắp xếp được đường lưu thông, đồng thời rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.
Đồng thời, quân đội Mỹ sẽ phong tỏa eo biển Malacca, ngăn chặn tuyến đường vận tải hàng hải của Trung Quốc. Như vậy, tàu Trung Quốc muốn vượt qua eo biển Panama và Magellan dưới sự kiểm soát của Mỹ sẽ rất khó mà tiến vào Thái Bình Dương.
Chiến lược “kiểm soát ngoài khơi” của Mỹ là tránh phát sinh tấn công vũ trang vào Trung Quốc đại lục, có thể giảm khả năng để leo thang xung đột thành chiến tranh hạt nhân, đồng thời làm cho xung đột chấm dứt dễ dàng hơn.
Washington muốn thông qua chiến lược này hóa giải xung đột trong một cuộc chiến không tiêu hao sức mạnh chiến đấu, và sau cùng là chấm dứt chiến tranh. Cũng có thể nói rằng, Mỹ hoàn toàn không tấn công Trung Quốc, mà là sử dụng ưu thế địa lý ngăn chặn thương mại xuất nhập khẩu, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế.
Để đối phó, Bắc Kinh một mặt xây dựng các cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí trên đất liền, mặt khác trong tình huống không thể huy động lực lượng hải quân sẽ thay thế bằng lực lượng cảnh sát biển.
Nhưng có vẻ Trung Quốc đang quá tập trung với đối thủ “số 1″ mà quên mất họ còn phải đối mặt với các đội quân nhỏ nhưng kiên định của các quốc gia đang bị xâm phạm chủ quyền biển như Việt Nam, Philippines, Malaysia…
Dân gian Việt Nam có câu “hai chọi một không chột cũng què”, nếu chỉ đối phó riêng với từng quốc gia thậm chí với cường quốc Mỹ thì Trung Quốc có thể có ưu thế “gần nhà” nhưng trước tình hình Trung Quốc đang gây hấn với quá nhiều quốc gia hiện nay thì có lẽ một kết quả không mấy tốt đẹp đang chờ đợi họ phía trước.
Theo: Nguyễn Tấn Dũng

QUẢNG CÁO:


Bao cao su InovaBao cao su gai gân, chống xuất tinh sớm và kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới cực hiệu quả.
Gel Ky Warming: Gel bôi trơn làm tăng độ ẩm tự nhiên cho âm đạo, ấm áp, tạo hưng phấn cho phụ nữ.
Thuốc Heberex: Sản phẩm giúp bổ xung, phục hồi sức khỏe và kích thích cường dương tự nhiên, tăng sức chịu đựng tình duchj cho nam giới.
Trứng rung không dây: Đồ chơi người lớn dành cho nữ giới tự sướng, kích thích điểm G và các điểm nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ.

Báo Trung Quốc xuyên tạc, đẩy trách nhiệm cho Thủ tướng Việt Nam

Báo TQ tuyên truyền xuyên tạc rằng chiến tranh ở Biển Đông hay không nằm trong tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Trung Quốc chủ động điều tàu đâm chìm tàu cá Việt Nam, thậm chí ngăn cản Việt Nam cứu ngư dân của tàu cá này - đây là một hành động khủng bố nhà nước, rất vô nhân đạo, không thể chấp nhận được.
Trang mạng “Tiền Thiêm” (Tầm nhìn, qianzhan.com) Trung Quốc ngày 5 tháng 7 có bài viết tuyên truyền tiếp tục luận điệu xuyên tạc, lừa đảo thường thấy của truyền thông Trung Quốc, cho rằng, Philippines và Việt Nam trước sau “gây phiền phức” cho Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines bớt phóng túng một chút, còn chưa đem lại cơ hội cho Trung Quốc “thở” thì Việt Nam lại “thuận thế khiêu khích”.
Bài báo cho rằng, “xung đột Hoàng Sa” giữa Trung-Việt đã kéo dài hơn 2 tháng – thực ra là Trung Quốc thực hiện công cuộc xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bài báo có nhắc đến phun vòi rồng, đâm chìm tàu cá, bắt giữ ngư dân (đều do Trung Quốc làm), và cho rằng hai bên Trung Quốc và Việt Nam đều không có ý định nhượng bộ, xuyên tạc rằng Việt Nam dám “xông vào lãnh hải Trung Quốc”, “không chút sợ hãi Trung Quốc”.
Theo bài báo, Việt Nam như người chạy tiếp sức với Philippines để “gây hấn” với Trung Quốc, Việt Nam “đi con đường cũ” của Philippines, nhưng Việt Nam “cứng” (cứng rắn) hơn Philippines, quyết tâm “đối đầu” (để thực thi pháp luật) cũng kiên quyết hơn.
Bài báo tuyên truyền vu vạ nực cười cho rằng, trong quá trình đối phó với Việt Nam, Trung Quốc đã khó thoát được hoàn cảnh khó xử “nước lớn bị nước nhỏ bắt cóc”, rằng, bất cứ Trung Quốc làm gì ở Biển Đông hay Việt Nam chủ động “khiêu khích, gây sự” (chấp pháp), dư luận quốc tế đều đứng về phía Việt Nam (!).
Trung Quốc định đâm chìm tàu kiểm ngư Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam - một hành động khủng bố đặc sắc Trung Quốc, phục vụ cho ảo tưởng "giấc mơ Trung Quốc" trên Biển Đông.
Theo tuyên truyền xuyên tạc của bài báo, Trung Quốc nếu thể hiện cứng rắn chắc chắn sẽ bị Mỹ và Nhật Bản cầm lấy “quả ớt cay”, tuyên truyền mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng bài báo nói rằng “Trung Quốc là nước lớn, không thể bị nước nhỏ dắt mũi, tùy ý để các nước như Việt Nam gây sóng gió ở Biển Đông”.
Bài báo tiếp tục đổ tội cho người khác, rằng, ưu thế của nước nhỏ ở chỗ, giỏi “ngụy trang” mình trở thành hình tượng “kẻ yếu bị ăn hiếp”, điều này làm cho Trung Quốc “bị động”, theo đó, bài báo đẩy trách nhiệm về phía Việt Nam cho rằng “quyền quyết định tái chiến” (tiếp tục chiến tranh) ở Biển Đông cũng được Việt Nam nắm chắc.
Nhưng, bài báo thừa nhận một lý do để Trung Quốc ngông cuồng gây hấn ở Biển Đông, rằng, nếu Trung Quốc không cứng rắn trong “vấn đề chủ quyền” (ăn cướp biển đảo của Việt Nam), thì sẽ không thể làm dịu thái độ bất mãn ở trong nước. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tiến hành “khẩu chiến”, “vòi rồng chiến” (tàu Việt Nam không có vòi rồng) chỉ có thể là “kế tạm thời thích nghi”.
Bài báo đẩy quả bóng, xuyên tạc về phía Việt Nam cho rằng, khả năng Trung Quốc và Việt Nam có tiếp tục nổ ra chiến tranh ở Biển Đông hay không nằm trong tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Thái độ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông ngày càng cứng rắn, cộng với đàm phán ngoại giao của các bên rơi vào cục diện bế tắc “ăn miếng trả miếng”, xung đột trên biển có thể xuất hiện sai lầm chí tử, làm cho “tranh chấp Biển Đông” phức tạp xuất hiện phương hướng nguy cơ mới tiềm tàng.
Trung Quốc cho tàu chiến xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Thực ra, chỉ có Trung Quốc nhảy vào tranh chấp, nhảy vào xâm lược lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và các nước khác ở Biển Đông, chứ bản thân Biển Đông trước đây vốn không có tranh chấp. Hơn nữa, Trung Quốc khước từ đàm phán ngoại giao, trong khi Việt Nam mở rộng cánh cửa đối thoại. Biển Đông xảy ra tình hình thế nào đều do Trung Quốc chủ động gây hấn, khiêu khích mà thôi.
Bài báo gắp lửa bỏ tay người, cho rằng, giữa Trung-Việt có thể bùng phát chiến tranh quy mô lớn thực sự ở Biển Đông bất cứ lúc nào, cuộc chiến giữa Trung-Việt ở Biển Đông phải chăng xuất hiện sự chuyển ngoặt, phải chăng thực sự phải dùng vũ lực, hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Việt Nam. Trung Quốc tuy “quyết tâm, kiên quyết bảo vệ (xâm lược) chủ quyền quốc gia (nước khác)”, nhưng Trung Quốc sẽ “không nổ phát súng đầu tiên” (?).
Bài báo cho rằng, nếu Việt Nam dám nổ phát súng đầu tiên thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ lại nổ ra chiến tranh trên biển, do đó, bài báo đẩy quả bóng về phía Việt Nam, rằng cuộc chiến nếu có nổ ra hay không tùy thuộc vào Việt Nam.
Bài báo dẫn báo đảng Trung Quốc – tờ “Nhân Dân nhật báo” phiên bản hải ngoại gần đây cũng dùng luận điệu xuyên tạc, vu cáo, lăng nhục cho rằng: “Để cướp chủ quyền Hoàng Sa của Trung Quốc, Việt Nam đã đi đến bước giở mọi thủ đoạn. Cố tình để bản thân rơi vào nguy hiểm để tạo ra sự cố, đây là thủ đoạn lớn quen dùng của Việt Nam”.
Trung Quốc tập trung triển khai lực lượng quân sự ở Biển Đông
Bài báo này đã dùng nhiều từ ngữ chửi rủa kiểu đầu đường xó chợ như: “cướp, giở mọi thủ đoạn, gây sự cố, quấy rối cường độ mạnh, ý đồ nham hiểm, để ngoài tai, ngày càng táo tợn” để vu vạ cho Việt Nam, qua đây, Trung Quốc muốn đổi trắng thay đen, hy vọng được thế giới hiểu, hy vọng có thể ép Việt Nam với luận điệu khó chấp nhận là hy vọng“sáng suốt quay đầu”.
Theo: Nguyễn Tấn Dũng

QUẢNG CÁO:


Sagami Original 0.02: Bao cao su cao cấp - Bao cao su siêu mỏng mang lại cảm giác chân thật, thoải mái cho người sử dụng.
Trứng rung tình yêu inox: Đồ chơi người lớn dùng để kích thích các điểm nhạy cảm, cơ thể phụ nữ cực mạnh.
Thuốc VP RX: Thuốc tăng cường sinh lý, kích cỡ dương vật, trị xuất tinh sớm giúp kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới hiệu quả.
Stud 100: Thuốc xịt trị xuất tinh sớm cho nam giới an toàn, hiệu quả, chất lượng tốt nhất.

Phạt mũ bảo hiểm: Rốt cuộc các bộ muốn gì?

Các bộ ở đây gồm có Công an, GTVT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ - tức là bốn bộ đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013 hướng dẫn thế nào là mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi xe máy.

Ngoài ra, tham gia vào câu chuyện “rắc rối MBH” còn có Ủy ban ATGT Quốc gia với việc ban hành Kế hoạch số 69/2014 lưu ý: “Từ 1-7-2014 xử lý người đi xe máy vi phạm việc đội MBH bao gồm phạt tiền và yêu cầu giao nộp để tiêu hủy những chiếc mũ không phải MBH” (!)
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì “người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe máy phải đội MBH có cài quai đúng quy cách”. Sau đó Nghị định 34/2010 và 71/2012 của Chính phủ đưa ra quy định xử phạt “người điều khiển, người ngồi trên xe không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách”. Nay Nghị định 171/2013 diễn giải thêm với quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách.
Phat mu bao hiem Rot cuoc cac bo muon gi
Ảnh minh họa
Những lộn xộn quanh chuyện phạt mũ bảo hiểm rởm
Đáng lưu ý là trước khi có Nghị định 171 thì bốn bộ nêu trên đã họp bàn và thống nhất ký kết Thông tư 06 để siết chặt việc sử dụng MBH. Với mục đích loại bỏ những trường hợp đối phó, tiếng là đội MBH nhưng như là không đội (do đội mũ dỏm, mũ “nhái” chất lượng kém hoặc mũ bảo hộ lao động, nón cối…), Thông tư 06 chỉ rõ thế nào là MBH “xịn”. Mũ phải đủ ba bộ phận là vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động, quai mũ, đồng thời phải có tem hợp quy CR và nhãn “MBH dành cho người đi mô tô, xe máy”. Nói ngắn gọn, MBH dành cho người đi xe máy là mũ đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ được cái đầu của họ.
Tưởng rõ ràng hơn, ai ngờ từ các yêu cầu này và những nội dung đã nêu của Nghị định 171, Kế hoạch 69 mà đang có nhiều cách hiểu khác nhau về cái gọi là vi phạm không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy”:
1. Đội mũ có hình dáng MBH nhưng chất lượng kém.
2. Đội mũ bảo hộ lao động, mũ hơi, mũ dành cho người đi xe đạp, mũ cối quân đội...
3. Không đội gì (hoặc chỉ đội nón vải, nón lá…).
Cả ba đều đúng hay chỉ có 2, 3? Chỉ biết là hiện mỗi nơi làm mỗi kiểu khiến mọi người rất hoang mang, lo lắng về thông tin “phạt MBH dỏm”. Nếu Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội… chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt người đội MBH dỏm vì “không thể lật mũ của dân ra kiểm tra từng chi tiết để phân tích xem có phải là MBH thật hay không” thì chiều 2-7, tại Bình Thuận, một người dân đội MBH dỏm đã bị CSGT huyện Hàm Thuận Bắc lập biên bản vi phạm với mức phạt đưa ra là 150.000 đồng (Pháp Luật TP.HCM ngày 5-7). Ai nấy đều thấy huyện này làm không giống các địa phương khác. Song nếu hỏi huyện này có làm sai hay không, nhất là khi đối chiếu với các văn bản kể trên, câu trả lời chưa hẳn đã đồng nhất.
Đội mũ bảo hiểm rởm sẽ bị phạt như không đội mũ 1

Tại buổi họp báo Chính phủ tối 1-7, thông qua trả lời của Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có gửi gắm quan điểm “lúc này chỉ xử phạt hai hành vi là không đội MBH và đội MBH không cài quai đúng quy cách, còn việc xử lý mũ giả, kém chất lượng là vấn đề khác”. Trao đổi với VNExpress, một vụ phó Vụ Pháp chế Bộ Công an cho biết: “Đã kiểm tra các quy định của pháp luật và của ngành thì không thấy văn bản nào phạt người đội MBH không đạt chuẩn”, “đó chỉ là sự hiểu nhầm của dư luận”… Cả ba vị nói rất hợp lòng dân nhưng có đúng với các quy định đã nêu, trong đó có Thông tư 06 mà chính hai bộ Công an và GTVT đã tham gia ký kết để từ đó Nghị định 171 minh định “MBH cho người đi mô tô, xe máy” chứ không còn nói chung chung là MBH? Lý giải thế nào khi lúc ban hành quy định thì hai bộ này muốn phạt, đến lúc triển khai và bị dư luận phản ứng thì lại bảo không?
Mục đích quản lý là đúng nhưng chỉ có mỗi chiếc MBH mà lại quá rối rắm về chính sách lẫn việc thực thi. Giờ phải tính sao để các văn bản không còn mập mờ gây khó cho cả người thi hành lẫn người không thi hành?
Theo: Việt Báo

QUẢNG CÁO:


Stud 100: Thuốc xịt trị xuất tinh sớm cho nam giới an toàn, hiệu quả, chất lượng tốt nhất.
Thuốc VP RX: Thuốc tăng cường sinh lý, kích cỡ dương vật, trị xuất tinh sớm giúp kéo dài thời gian quan hệ cho nam giới hiệu quả.
Bao cao su rung hình dương vật: Sản phẩm có chế độ rung kích thích hạt lẹ, có các gân gai lớn mang lại cảm giác cực khoái cho cả hai.
* Máy Massage 2 trứng: Đồ chơi người lớn dành cho nữ giới, dùng để kích thích điểm G và các điểm nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ - Dụng cụ hỗ trợ nam giới kích thích nữ giới hoặc dùng cho nữ thủ dâm.